Một ngày Hội An, trăm năm hoài cổ

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Ký ức Hội An và giá trị những câu chuyện

Qua 5 câu chuyện mang dấu ấn lịch sử, show biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” không chỉ khiến khán giả thăng hoa, mãn nhãn mà còn mang lại những kiến thức hữu ích từ trong giá trị của từng câu chuyện kể.

Khác với các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian trước đây, Hội An đã mang đến cho du khách một loại hình giải trí hiện đại bằng sự kết hợp công phu tỉ mỉ giữa nhiều yếu tố gồm con người, cảnh quan, âm thanh, ánh sáng. Đó là chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An”, một chương trình đậm đà bản sắc văn hóa với cảnh quan sân khấu ấn tượng, những màn biểu diễn đặc sắc và hơn hết là nội dung giàu thông điệp ý nghĩa.



“Ký ức Hội An” – Không đơn thuần là loại hình nghệ thuật giải trí

Mục đích của các chương trình biểu diễn thực cảnh là nhằm tái hiện lại những câu chuyện lịch sử, những điển tích về văn hóa, di tích, thắng cảnh một cách sinh động và chân thực để du khách dễ dàng hình dung và cảm nhận. “Ký ức Hội An” cũng không là một ngoại lệ. Với lợi thế về không gian sân khấu biểu diễn thực cảnh trên nằm giữa dòng sông Hoài thơ mộng cùng những yếu tố đạo cụ, tiểu xảo âm thanh, ánh sáng được ban tổ chức đầu tư công phu, tỉ mỉ suốt hơn 2 năm, chương trình biểu diễn ra đời đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía giới chuyên môn và cả khán giả trong và ngoài nước.




Thành quả của “Ký ức Hội An” sau vài ngày ra mắt tất nhiên không chỉ nằm ở hình thức với những con số kỷ lục hoành tráng mà còn nằm ở cái hồn, cái chất bên trong mỗi màn biểu diễn được các diễn viên chuyên nghiệp tái hiện một cách tài tình bằng ngôn ngữ hình thể, múa và áo dài mà không sử dụng câu lời thoại nào.

5 màn biểu diễn của “Ký ức Hội An” là 5 chủ đề nối liền các giai đoạn hình thành và phát triển của Hội An.

Sinh Mệnh – Dấu ấn hình thành xứ Lâm Ấp

Đi theo một trình tự thời gian gắn liền với các dấu mốc quan trọng, chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” bắt đầu bằng câu chuyện khai hoang lập ấp. Thông qua các hình ảnh về hoạt động đời sống thường nhật như xây dựng nhà ở, đánh bắt cá, dệt vải... khán giả sẽ hiểu hơn về một Hội An xưa rất xưa, một Hội An đã hình thành từ lâu đời với bề dày lịch sử văn hóa từ nền văn minh lúa nước, Sa Huỳnh.




Màn biểu diễn Sinh Mệnh trong “Ký ức Hội An” sử dụng trang phục và các đạo cụ đơn sơ phản ánh rất thật bản chất của xứ Lâm Ấp những ngày mới được khai sinh. Những mầm sống mới bắt đầu trong niềm hạnh phúc vỡ òa của các đôi vợ chồng trẻ và không khí mưu sinh sôi động của các chàng trai cô gái xứ Quảng thân thương, gần gũi.

Có thể nói, những giá trị của màn biểu diễn Sinh Mệnh lại càng chân thật hơn, sinh động và mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem hơn khi có sự kết hợp tinh tế của hệ thống âm thanh ánh sáng tối tân, các kỹ xảo dàn dựng và cả những ưu ái sẵn có từ thiên nhiên được các chuyên gia thực cảnh hàng đầu thế giới khéo léo sử dụng.

Đám cưới – Mối bang giao giữa Đại Việt và Chăm pa

Qua sự cố vấn của chuyên gia lịch sử hàng đầu Việt Nam là ông Dương Trung Quốc, các chuyên gia thực cảnh đã quyết định tái hiện hình ảnh đám cưới công chúa Huyền Trân với Quốc vương nước Chăm pa Chế Mân. Qua đó, một phần phản ảnh phong tục đám cưới của người Chăm, phần khác giúp khán giả hiểu thêm về mối bang giao hữu nghị giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành (Chăm pa), Màn biểu diễn đã tái hiện tâm ý của các bận trị quốc xưa qua một cuộc hôn nhân với mục đích chính trị vượt qua biên giới, vượt qua tình riêng để đem về sự bình yên hòa bình nơi biên ải.




Không chỉ sâu sắc về mặt ý nghĩa, màn Đám cưới trong “Ký ức Hội An” còn khiến khán giả thích thú với những màn biểu diễn đẹp mắt và hoành tráng. Hình ảnh đội lính Chăm và đoàn người nhà gái trong trang phục rước dâu lộng lẫy, sang trọng nhảy múa những điệu nhạc vui tươi rộn ràng, hình ảnh chú voi to lớn di chuyển ra sân khấu được dàn dựng công phu, kết hợp với những tiểu xảo âm thanh, ánh sáng tinh tế…Tất cả đã tạo nên một hình ảnh bắt mắt ấn tượng và những cảm xúc khó quên trong lòng du khách.

Thuyền và biển – Sự chuyển mình hội nhập của Hội An với Quốc tế

Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng câu chuyện được sử dụng để nói về sự chuyển mình hội nhập của Hội An lúc này là câu chuyện tình yêu thủy chung son sắc của đôi nam nữ xứ Faifo.




Trong bối cảnh nền kinh tế mới, chàng thủy thủ đành nén lại nỗi nhớ thương người yêu nơi quê nhà để lênh đênh trên những chuyến tàu buôn dài ngày. Người con gái cũng hy sinh tuổi thanh xuân để một lòng nguyện cầu, nhớ mong và chờ đợi chàng trai trở về. Hình ảnh đêm đêm cô gái mang ngọn đèn hoa đăng ra biển để đón chờ người yêu và những điệu múa đầy cảm xúc thể hiện sự nhớ mong, nỗi khắc khoải về tình yêu được cô gái lột tả đầy cảm xúc đã khiến hàng trăm khán giả có mặt tại đó phải lắng lòng lại đồng cảm, xót xa.

Tình yêu son sắc ấy phản ánh bản chất của con người miền Trung xứ Quảng. Bao đời qua vẫn thế, người dân miền Trung chân chất, gần gũi, bình dị và luôn chung thủy, giữ trọn đạo lý, trách nhiệm với đất nước, xã hội và những người thân yêu.

Tìm hiểu thêm: "Ký ức Hội An" và giá trị của từng câu chuyện kể

Bến bờ - Một Hội An sầm uất hưng thịnh

Câu chuyện lấy bối cảnh phiên chợ Hội An khi hội nhập quốc tế từ các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Nhật Bản,…hồi thế kỷ 16 - 19 với một không khí sôi động, sầm uất bên cạnh cảng thị nhộn nhịp tàu thuyền của các thương nhân. Họ đến Hội An để giao thương buôn bán, để giải trí, cả để sinh sống và xây dựng nên những công trình kiến trúc độc đáo ở Hội An. Bến bờ của “Ký ức Hội An” được các chuyên gia nghiên cứu, cân nhắc khá kỹ lưỡng. Khó khăn là làm thế nào để miêu tả một cách chân thực và trọn vẹn nhất quá trình giao thoa hội nhập của một cảng thị làm trung gian, dung hòa và phát triển giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.



Không khí sôi động của thương cảng Hội giai đoạn thế kỷ 16 - 19

Không khó để bạn nhận thấy đây chính là câu chuyện mang nội dung chính yếu mà “Ký ức Hội An” muốn nhắn gửi đến du khách. Đó là câu chuyện hoài niệm về một thời hưng thịnh vàng son của thương cảng Hội An, một đầu mối giao thương kinh tế văn hóa quan trọng trong khu vực Đông Nam Á.

Màn Bến bờ của “Ký ức Hội An” còn sử dụng các loại trang phục, đạo cụ độc đáo, phong cách đặc trưng theo mỗi đất nước nên càng làm cho buổi biểu diễn thêm bắt mắt, ấn tượng. Khiến người xem thích thú, hân hoan và cảm thấy tự hào hơn về quê hương đất nước mình.

Theo thời gian, tuy thương cảng đã không còn phát triển rực rỡ như thế nhưng các di sản văn hóa từ ngày ấy vẫn được người dân Hội An trần quý gìn giữ đến tận ngày hôm nay như những di sản vô giá.

Áo dài – Kết nối quá khứ và hiện tại, giữa con người và di sản kiến trúc

Kết thúc chương trình biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” là màn trình diễn áo dài ấn tượng của hàng trăm cô gái giữa không gian các công trình kiến trúc đặc trưng xứ Hội. Thông điệp của màn biểu diễn này như chính là nói lên lòng tự hào của người dân Hội An nói riêng, của người dân nước Việt nói chung về một quá khứ vàng son rực rỡ luôn được nơi đây trân quý và yêu thương dù cho hàng trăm năm trôi qua, bao thăng trầm đổi thay và dù bối cảnh xã hội có phát triển hiện đại đến thế nào thì chút cổ kính những ngày xưa cũ vẫn còn in hằn mãi về sau trên mảnh đất nhỏ bé thân thương này.



Màn trình diễn Áo dài ấn tượng và đẹp mắt

Đến đây, “Ký ức Hội An” không chỉ là một chương trình giải trí đơn thuần nữa mà còn là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa những nét cổ kính và hiện đại, cũng như giữa con người và các di sản kiến trúc trăm năm.

Thế đấy, không phải ngẫu nhiên mà “Ký ức Hội An” trở thành một điểm sáng của du lịch Hội An trong thời gian gần đây và được giới chuyên môn lẫn khán giả dành nhiều tình cảm và có những phản hồi tích cực. Tất cả chính là sự tâm huyết của đội ngũ làm chương trình và sự kết hợp khéo léo tài tình giữa các yếu tố quan trọng cần có cho một chương trình biểu diễn thực cảnh hiện đại, đặc sắc và đẳng cấp.
Share:

Ký ức Hội An - Cùng trải nghiệm văn hóa - Hiểu để yêu thương

Với thông điệp “Chạm vào ký ức, đánh thức trăm năm”, show biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” sẽ đưa khán giả cập bến thương cảng Hội An thế kỷ 16 - 17 để hiểu và yêu thương hơn văn hóa dân tộc mình.

Nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình nghệ thuật không chỉ để giải trí mà còn để tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa lịch sử miền Trung xứ Quảng thì biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” là câu trả lời hợp lý nhất. Ở đó, những câu chuyện lịch sử có từ hơn 400 năm trước tưởng chừng bị thời gian xóa mờ sẽ được tái hiện sinh động, chân thực và tràn đầy cảm xúc để chúng ta hiểu và thêm yêu hơn thành phố cổ kính, bình yên ấy.



Ký ức hội an - trải nghiệm văn hóa, hiểu để yêu thương
Ký ức Hội An - Trải nghiệm văn hóa, hiểu để yêu thương

Trải nghiệm văn hóa miền Trung qua điển tích lịch sử trong “Ký ức Hội An”

Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” ra đời từ tình yêu thiết tha văn hóa lịch sử Việt Nam và niềm khao khát muốn lan tỏa tình yêu ấy đến tất cả mọi người. Khát khao khơi dậy niềm tự hào dân tộc về những câu chuyện đậm dấu ấn lịch sử, qua những bước ngoặt chuyển mình đáng nhớ trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Hội An- Quảng Nam.
“Ký ức Hội An” sử dụng công nghệ biểu diễn nghệ thuật thực cảnh hiện đại, kết hợp các thủ pháp và kỹ xảo dàn dựng, hệ thống âm thanh, ánh sáng tối tân trên không gian sân khấu hoành tráng có cả sông nước, núi non sống động và trung thực.



Ký ức hội an - trải nghiệm văn hóa, hiểu để yêu thương
Màn biểu diễn trong "Ký ức Hội An"

Bằng ý tưởng và sự đầu tư công phu, tỉ mỉ suốt nhiều năm liền từ nội dung đến hình thức, “Ký ức Hội An” ra đời không chỉ làm choáng ngợp khán giả bởi đẳng cấp mang tầm vóc quốc tế mà hơn hết là những câu chuyện lịch sử được tái hiện đã mang lại nhiều cung bậc cảm xúc lắng đọng ở người xem. 5 câu chuyện văn hóa lịch sử trong “Ký ức Hội An” như con thuyền xuyên không đưa du khách quay trở về quá khứ hàng trăm năm trước, cùng trải nghiệm những thăng trầm biến động với người dân xứ Quảng, để hiểu và cảm nhận rõ hơn về lịch sử và đặc trưng văn hóa của thành phố cổ kính này.

Những cung bậc cảm xúc qua màn biểu diễn thăng hoa của “Ký ức Hội An”

Mở đầu cho buổi biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Ký ức Hội An” là hình ảnh khai hoang mở đất, là sự sống bắt đầu hình thành, là không khí sôi động của các chàng trai, cô gái lao động hăng say. Mọi thứ diễn ra trong niềm vui, niềm hân hoan, phấn khởi khiến khán giả có cái nhìn rõ nét hơn về giai đoạn mới hình thành của xứ Faifo. Đó là giai đoạn phát triển của nền văn minh lúa nước, văn hóa Sa Huỳnh.



Ký ức hội an - trải nghiệm văn hóa, hiểu để yêu thương
Hình ảnh lao động hăng say của các chàng trai xứ Hội

Tiếp nối giai đoạn lịch sử đó là câu chuyện đám cưới của công chúa Huyền Trân với Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân nhằm mục đích hòa giải xâm lăng, giữ yên hòa bình nơi biên ải khi trước đó mâu thuẫn giữa hai nước Đại Việt và Chăm pa luôn trong tình trạng căng thẳng. Câu chuyện đám cưới trong “Ký ức Hội An” còn phần nào phản ánh phong tục đám cưới của người Chăm pa, phần nào giúp khán giả trải nghiệm cảm giác hân hoan khi hòa mình vào không khí đón dâu rộn ràng, vui tươi với hàng trăm người lính trong trang phục váy áo lộng lẫy, sang trọng và những điệu nhảy ăn mừng đẹp mắt, thú vị.



Ký ức hội an - trải nghiệm văn hóa, hiểu để yêu thương
Lễ rước dâu của Huyền Trân công chúa với Quốc vương xứ Chămpa

Khi mối quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành bớt căng thẳng, nhiều chính sách ngoại thương thoáng mở, hấp dẫn được ban hành đã tạo nên một hấp lực lớn thu hút nhiều thuyền buôn từ các nước Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đức, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản,… tấp nập đến Hội An giao thương buôn bán và sinh sống. Từ đó tạo nên một cảng thị nhộn nhịp bậc nhất Đông Nam Á trong suốt các thế kỷ 16 - 19. Tất cả những sự kiện lịch sử đáng nhớ giai đoạn hưng thịnh của cảng thị Hội An ấy đã được “Ký ức Hội An” tái hiện một cách chân thực trong màn biểu diễn Hội Nhập.



Ký ức hội an - trải nghiệm văn hóa, hiểu để yêu thương
Không khí sôi động của thương cảng Hội thế kỷ 16 - 17

Trong đó, sinh động nhất vẫn là hình ảnh các thương nhân các nước trong những bộ trang phục đặc trưng quốc gia họ đến Hội An giao thương buôn bán, sinh sống và giải trí, hình ảnh thuyền buồm tấp nập cập bến cảng tạo nên một không gian nhộn nhịp và sầm uất hơn bao giờ hết.



Ký ức hội an - trải nghiệm văn hóa, hiểu để yêu thương
Các thương nhân tại cảng thị Hội An thế kỷ 16 - 17

Đi qua những mốc son lịch sử đáng nhớ đấy, “Ký ức Hội An” đưa khán giả trở về thực tại bằng màn trình diễn Áo dài kết hợp với các công trình kiến trúc độc đáo ở Hội An. Hình ảnh những tà áo dài thướt tha di chuyển dọc con đường ánh sáng, những điệu múa ấn tượng và hàng ngàn chiếc đèn lồng được thắp sáng giữa không gian, các công trình kiến trúc đặc trưng xứ Hội như một chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa con người với các di sản kiến trúc vô giá được người dân Hội An trần quý, gìn giữ như những hoài niệm đẹp của quá khứ vàng son của xứ Faifo.



Ký ức hội an - trải nghiệm văn hóa, hiểu để yêu thương
Màn trình diễn áo dài trong “Ký ức Hội An”

60 phút diễn ra chương trình tuy không quá dài. Nhưng với ý tưởng và nội dung được các nhà biên kịch mất nhiều thời gian chắt bóp, chọn lọc để tái hiện và truyền tải đến với người xem trọn vẹn những kiến thức lịch sử của Hội An, để khán giả thăng hoa với từng mạch nhịp cảm xúc của “Ký ức Hội An” và yêu thương hơn mảnh đất cổ hồn hậu, bình yên và cổ kính theo năm tháng thì quả thật không phải là điều dễ dàng.
Share: